Các loại RAM máy tính, laptop phổ biến nhất hiện nay

RAM máy tính

Ram máy tính là một trong những linh kiện quan trọng bậc nhất của bộ PC. Không chỉ giúp máy tính hoạt động bình thường, RAM còn ảnh hưởng đến tốc độ xử lý các tác vụ của máy. Tuy nhiên ít ai biết rằng RAM có rất nhiều loại cùng những ưu – nhược điểm riêng biệt. Vậy những loại đó là gì? Cùng GearVN tìm hiểu qua bài viết sau đây.

RAM máy tính là gì?

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Có nhiệm vụ truy xuất đọc – ghi ngẫu nhiên đến mọi vị trí trong bộ nhớ, đây là linh kiện PC không thể thiếu với mọi bộ máy tính để bàn cũng như laptop.

Không như ổ cứng, dữ liệu RAM được lưu trữ tạm thời và sẽ bị mất đi nếu tắt máy. Dung lượng RAM càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh và máy tính càng hoạt động mượt mà. Bởi vậy mà các dòng laptop gaming, PC gaming hiện nay có mức RAM tối thiểu là 8GB mà trung bình 16GB nhằm cung cấp hiệu năng tốt nhất khi build PC.

RAM máy tính

Thông số kỹ thuật của RAM bạn cần biết

BUS của RAM

Đại diện cho khả năng dẫn truyền dữ liệu bên trong RAM, BUS của RAM càng lớn chứng tỏ RAM càng mạnh và xử lý được nhiều dữ liệu hơn

Xem Thêm:   VGA OC là gì? Hướng dẫn ép xung card màn hình

BUS của RAM cho laptop hiện nay thường là 1600MHz, 2133MHz, 2400MHz, 2660MHz, 3000MHz. Trong khi đó BUS RAM PC khá cao từ 3200MHz, 3600MHz, 4000MHz, 5200MHz, 5600MHz, thậm chí 6000MHz…

RAM máy tính

Dung lượng RAM

Ngoài BUS thì dung lượng RAM chính là thứ mà bất kỳ người dùng nào cũng quan tâm. Dung lượng RAM càng lớn, khả năng chạy nhiều chương trình song song trên cùng hệ thống càng tốt & mượt mà.

Nếu mức dung lượng RAM thấp hoặc không đủ đáp ứng yêu cầu ứng dụng cần thì phần mềm, game sẽ giật lag, thậm chí không thể chạy được trên máy. Cũng bởi các phần mềm, game ngày càng đòi hỏi cao hơn, bởi vậy mà dung lượng RAM laptop, máy tính trung bình qua mỗi năm, hiện nay 8GB RAM được xem là mức trung bình mà mỗi bộ PC, Laptop đều phải sở hữu

RAM máy tính

Các loại RAM máy tính, laptop phổ biến hiện nay

Nhiều người dùng thường chỉ quan tâm đến thương hiệu và thiết kế của RAM, ít ai biết được rằng RAM cũng có rất nhiều loại và mỗi loại lại có điểm mạnh, điểm yếu khác nhau. Vậy cụ thể có những loại RAM nào, hãy theo dõi tiếp sau đây.

RAM tĩnh (SRAM)

RAM tĩnh hay Static RAM (SRAM) là loại RAM được ra mắt từ năm 1990 và sử dụng rộng rãi trong các loại máy in, màn hình, máy tính, laptop, …

SRAM có khả năng lưu giữ các bit dữ liệu trong bộ nhớ miễn là máy tính vẫn còn đang hoạt động. SRAM thường được dùng trong CPU vì tốc độ cao, SRAM cũng được sử dụng như bộ nhớ cache và bộ nhớ chính trong các máy chủ nhằm giúp máy sở hữu hiệu năng tốt nhất.

RAM máy tính

RAM động (DRAM)

RAM động hay Dynamic RAM (DRAM) được phát minh vào năm 1968 và được Intel phát hành ra thị trường vào năm 1970. Với tuổi đời lâu dài và qua rất nhiều lần nâng cấp, DRAM hiện nay đã trở thành loại RAM phổ biến nhất, trang bị trên hầu hết máy tính, laptop.

Xem Thêm:   Hướng dẫn kiểm tra và cách chỉnh DPI chuột không cần phần mềm

DRAM có tốc độ xử lý nhanh hơn hẳn các loại RAM khác, có tốc độ nhớ dữ liệu cực nhanh nên DRAM có thể giúp máy tính truy cập tức thì các chương trình mà bạn muốn sử dụng.

RAM máy tính

RAM động đồng bộ (SDRAM)

RAM động đồng bộ có tên khác là Synchronous Dynamic RAM (viết tắt là SDRAM). SDRAM là DRAM được đồng bộ hóa với bus hệ thống. Đây là tên chung của các loại DRAM khác nhau khi được đồng bộ hóa với tốc độ xử lý xung nhịp tối ưu của CPU. Loại RAM này có khả năng chạy ở tốc độ xử lý xung nhịp cao hơn các bộ nhớ thông thường, được đồng bộ với BUS của bộ vi xử lý cũng nên có khả năng chạy ở mức 133MHz.

RAM máy tính

RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu đơn (SDR SDRAM)

Còn được biết đến với cái tên Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM (viết tắt: SDR SDRAM). Là dòng RAM mở rộng của SDRAM, SDR SDRAM được ra mắt khá trễ khi chỉ lộ diện vào năm 1993, loại RAM này khả bổ biến với các máy chơi game.

Bộ nhớ của nó xử lý “một” lệnh đọc & “một” lệnh ghi trên mỗi chu kỳ xung nhịp. Cũng bởi vậy mà sản phẩm lại tiếp tục được nâng cấp lên thế hệ mới DDR SDRAM.

RAM máy tính

RAM động đồng bộ tốc độ dữ liệu kép (DDR SDRAM)

Là phiên bản nâng cấp của SDR SDRAM, DDR SDRAM có tên gọi Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM. Thế hệ thứ hai được phát triển từ SDR SDRAM, loại RAM này cũng vô cùng phổ biến trên các máy tính hiện nay.

Xem Thêm:   Logitech Unifying receiver là gì?

Sở hữu cơ chế hoạt động tương tự SDR SDRAM nhưng thay vì “một”, chúng xử lý “hai” lệnh đọc & “hai” lệnh ghi trên mỗi chu kỳ xung nhịp, từ đó giúp tăng gấp đôi tốc độ.

Ngoài ra loại này còn được rất nhiều nâng cấp với mức hiệu năng ngày càng cao gồm:

  •   – DDR2 SDRAM

  •   – DDR3 SDRAM

  •   – DDR4 SDRAM

  •   – DDR5 SDRAM

RAM máy tính

RAM đồ họa đồng bộ tốc độ dữ liệu kép (GDDR SDRAM)

Với những ai am hiểu về máy tính thì chắc sẽ cảm thấy quen thuộc với cái tên này. Graphics Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM (viết tắt: GDDR SDRAM) là loại RAM được sản xuất và ra mắt thị trường vào năm 2003. Được phát triển với mục đích xử lý đồ họa video, GDDR SDRAM được sử dụng rất nhiều trên CPU và VGA. Do quá trình xử lý đồ họa yêu cầu truyền dữ liệu cao hơn nên GDDR RAM được đặc biệt tối ưu hóa cho nhu cầu băng thông cao nhằm đảm bảo hiệu suất tối ưu.

Tuy đã sở hữu mức hiệu năng cực kỳ cao nhưng loại RAM này vẫn phát triển và không ngừng cho ra mắt các thế hệ tiếp theo ứng với các dòng CPU và VGA mới.

Các loại RAM máy tính đồ họa đồng bộ tốc độ dữ liệu kép được phát triển thêm gồm:

  •   – GDDR2 SDRAM

  •   – GDDR3 SDRAM

  •   – GDDR4 SDRAM

  •   – GDDR5 SDRAM

RAM máy tính

Trên đây là những loại RAM được sử dụng trên máy tính, laptop phổ biến nhất. Hy vọng GearVN đã cho bạn thêm cái nhìn tổng quan về các loại RAM đang được sử dụng hiện nay.

– Luân Trần –

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *