Cách đọc thông số card màn hình

SLI (NVIDIA) / Crossfire (AMD) - GEARVN

Bạn đang tìm cách đọc thông số card màn hình ? 

Việc hiểu rõ thông số trên card khi build PC để học tập, làm việc và chơi game là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng GamerGear điểm qua những thông số quan trọng trên card màn hình mà bạn cần biết nhé!

Card màn hình là gì? 

Trước khi điểm qua những thông số quan trọng trên card màn hình, mình sẽ tóm tắt nhanh để anh em newbie nắm thông tin về dòng linh kiện PC mình đang tìm hiểu nhé!

Card màn hình hay còn gọi là card đồ họa (VGA / Video Graphics Card/ Video Graphics Adaptor), linh kiện PC có chức năng xử lý đồ họa về hình ảnh, video, màu sắc độ nét, hiệu ứng.

Card màn hình bao gồm: bảng mạch mở rộng (expansion card) và bộ vi xử lý đồ họa (GPU).

Card màn hình là gì? - GEARVN

Card màn hình là linh kiện PC bắt buộc phải có trong những bộ PC Gaming hiện nay nhờ khả năng xử lý đồ họa và âm thanh cho mọi tựa game, xuất hình ảnh khi làm những công việc thiết kế đồ họa,…. Và một điều đương nhiên rằng, card màn hình sở hữu GPU càng mạnh thì trải nghiệm chơi game càng mượt mà, hiệu quả công việc và nguồn cảm hứng sáng tạo càng tăng.

Xem Thêm:   Cách tải Play Together VNG trên máy tính, laptop an toàn, hiệu quả

Card màn hình là gì? - GEARVN

Và để biết được chiếc card màn hình nào mạnh thì tất cả sẽ được dựa vào những thông số có trên chúng. Sau đây, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đọc những thông số quan trọng trên card màn hình.

Những thông số quan trọng trên card màn hình mà bạn cần biết

GPU – Graphics Processing Unit (Đơn vị xử lý đồ họa)

GPU (Tiếng Việt là đơn vị xử lý đồ họa), là thành phần quan trọng nhất của card màn hình, quyết định đến sức mạnh xử lý của card. 

GPU - Graphics Processing Unit (Đơn vị xử lý đồ họa) - GEARVN

GPU được miêu tả là vi xử lý bên trong của mọi chiếc card màn hình, có chức năng xử lý và truy cập vào bộ nhớ (Memory) giúp cho tạo ra những chi tiết đồ họa trong bộ đệm khung hình trước khi hình ảnh được xuất ra màn hình máy tính.

Những GPU hiện nay được sử dụng nhiều nhất hiện nay đến từ 2 nhà sản xuất là:

  • • NVIDIA

  • • AMD

GPU Clock / Graphic Clock (Tốc độ xử lý đồ họa)

GPU Clock / Graphic Clock thường được dùng để mô tả cho tốc độ xử lý đồ họa và được tính bằng đơn vị MHz. 

GPU Clock / Graphic Clock (Tốc độ xử lý đồ họa) - GEARVN

Tốc độ xử lý đồ họa càng cao thì thời gian xử lý những chi tiết đồ họa sẽ càng nhanh. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá đúng card đồ họa mình đang dùng mạnh không sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như số lượng cores, dung lượng/loại bộ nhớ, kiến trúc,…

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng MSI Afterburner

Memory (Bộ nhớ)

Memory là thông số được dùng để biểu thị cho những chi tiết liên quan đến bộ nhớ. Những chi tiết ấy bao gồm:

  • • Memory Clock: Tốc độ xung của bộ nhớ trong card màn hình.

  • • Memory Type: Loại dung lượng bộ nhớ chứa trong card màn hình (GDDR5, GDDR5X, GDDR6,…)

  • • Memory Speed: Tốc độ của card màn hình truy cập vào dữ liệu lưu trữ trên RAM. Tương tự như GPU Clock, Memory Speed sử dụng đơn vị là MHz để diễn đạt cho tốc độ của mình.

  • • Memory Bus Width – Bus bộ nhớ: Lượng dữ liệu có thể truyền tải trong một khoảng thời gian nhất định của card màn hình.

  • • Memory Bandwidth – Băng thông bộ nhớ: Tượng trưng cho khả năng truyền tải dữ liệu, là “con đường” dẫn dữ liệu truyền tải vào card màn hình.

Xem Thêm:   Hướng dẫn tự động xóa lịch sử web trên máy tính

Memory (Bộ nhớ) - GEARVN

SLI (NVIDIA) / Crossfire (AMD)

Là tình năng hỗ trợ cho khả năng lắp đặt từ 2 chiếc card màn hình trở lên trong cùng một bộ PC. Từ đó, thúc đẩy sức mạnh và hiệu năng xử lý hình ảnh đem lại tốc độ xử lý, rút ngắn quá trình làm việc của người sử dụng.

SLI (NVIDIA) / Crossfire (AMD) - GEARVN

Connector (Cổng kết nối)

Dùng để kết nối card màn hình với những thành phần khác như mainboard và nguồn máy tính. Nhờ vào đó, bạn có thể lựa chọn chiếc VGA phù hợp với toàn bộ dàn máy của mình nhất.

Cổng kết nối trên card màn hình sẽ được chia thành 2 dạng là cổng kết nối nguồn và khe cắm mở rộng (PCIe).

  • • Cổng kết nối nguồn: 8-pin, 6-pin.

Cổng kết nối nguồn của card màn hình - GEARVN

  • • Khe cắm mở rộng: PCIe Gen 3, PCIe Gen 4,…

Khe cắm mở rộng - GEARVN

Output (Cổng xuất hình)

Để xuất hình ảnh đã được xử lý từ VGA ra màn hình máy tính, ta sẽ cần những cổng xuất hình. Có 4 dạng cổng xuất hình được trang bị nhiều nhất hiện nay là VGA, DVI, HDMI và DisplayPort.

Cổng xuất hình của card màn hình - GEARVN

Tùy vào cổng xuất hình hỗ trợ trên màn hình máy tính, bạn có thể lựa chọn dây kết nối phù hợp với card màn hình (bao gồm sử dụng bộ chuyển đổi).

Resolution (Độ phân giải hỗ trợ)

Là thông số thể hiện cho khả năng hiển thị hình ảnh với chiều dài và chiều rộng của khung hình trên màn hình. Những chiếc card màn hình được ưa chuộng nhất hiện như RTX 3060 đã hỗ trợ độ phân giải tối đa lên đến 8K (7680 x 4320).

Xem Thêm:   Nguyễn Văn Mùi - Biểu Tượng Trọng Tài Bóng Đá Việt Nam

Resolution (Độ phân giải hỗ trợ) - GEARVN

Recommended PSU (Công suất nguồn khuyến nghị)

Tất cả mọi card màn hình đều được những nhà sản xuất đưa ra thông số là công suất nguồn khuyến nghị, nhằm giúp người dùng lựa chọn bộ nguồn PSU chuẩn chỉnh nhất. Từ đó, giúp cho thiết bị được hoạt động với tối đa công suất và hiệu năng sở hữu. 

Đơn vị được dùng để biểu thị cho thông số này là Watt (W).

Recommended PSU (Công suất nguồn khuyến nghị) - GEARVN

Đây là những thông số trên card màn hình mà theo ý kiến của GamerGear các bạn nên chú ý khi lựa chọn sản phẩm. Hi vọng với những thông tin mà chúng mình cung cấp sẽ giúp ích các bạn trong việc mua sắm và build PC trong tương lai. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trên GamerGear – Blog Thủ Thuật. PEACE !

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *