Có nên shutdown máy tính và laptop thường xuyên sau khi sử dụng?

GEARVN.COM - Tránh shutdown máy tính bất ngờ khi Windows đang update

Có nhiều ý kiến cho rằng việc khởi động và tắt nguồn (shutdown) máy tính, laptop nhiều sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và độ bền của thiết bị. Vậy thực hư như thế nào? Hãy cùng GamerGear tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Lý giải về chuyện khởi động và shutdown máy tính

Mỗi khi chúng ta khởi động máy tính hay laptop thì hệ thống sẽ cần rất nhiều tài nguyên, năng lượng để khởi động tất cả linh kiện cùng lúc và đưa chúng ta vào một quy trình hoạt động bình thường. Và khi chúng ta khởi động sau khi nhiều lần shutdown sẽ khiến các thành phần trong máy tính hay laptop bị xuống cấp.

GEARVN.COM - Có nên shutdown máy tính và laptop thường xuyên sau khi sử dụng?

Tuy nhiên, điều ấy không đồng nghĩa với việc chúng ta phải luôn luôn để máy ở chế độ hoạt động. Máy móc cũng giống như con người chúng ta vậy, cái gì nhiều quá cũng không tốt. Ví dụ như những bộ nhớ lưu trữ thế hệ cũ, đặc biệt là HDD, thường sẽ có tuổi thọ vòng quay và khi luôn phải hoạt động thì những thiết bị sẽ xuống cấp hay nói cách khác là chúng sẽ “mệt mỏi” và dần dần theo thời gian sẽ “ngủm” đó. Ngoài ra, máy tính hay laptop phải hoạt động liên tục phần nào đó khiến nhiệt độ của thiết bị tăng cao, gây hư hỏng đến những linh kiện khác bên trong case đối với PC và bên trong laptop.

Xem Thêm:   RAM là gì? Cấu tạo chi tiết và lưu ý khi chọn RAM bạn đã biết chưa?

GEARVN.COM - Có nên shutdown máy tính và laptop thường xuyên sau khi sử dụng?

Shutdown máy tính không xấu, shutdown nhiều lần mới xấu. Vì mỗi lần shutdown, thiết bị của bạn sẽ hoạt động mượt mà và trơn tru sau khi đã được nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Khi nào nên shutdown máy tính?

Nếu bạn là một người ít khi sử dụng đến máy tính và laptop thì sau khi sử dụng, bạn có thể shutdown thiết bị được rồi. Hay bạn là một con người tiết kiệm, ghét ồn ào bởi các thông báo, tiếng ồn máy tính và laptop hãy shutdown bạn nhé. 

Đối với những người dùng có nhu cầu sử dụng máy tính và laptop thường xuyên như nhân viên văn phòng, sinh viên,… thì trên những chiếc laptop văn phòng, laptop sinh viên ngày nay đã trang bị chức năng Sleep (Ngủ) hay Hibernate (Ngủ đông) trên thiết bị. 

Với chế độ Sleep (có trên cả PC và laptop) thì thiết bị sẽ được đưa vào trạng thái sử dụng rất ít năng lượng và không hề hoàn toàn tắt máy. 

GEARVN.COM - Sử dụng chế độ Sleep một cách hiệu quả mà không cần shutdown máy tính

Với chế độ Hibernate (chỉ có trên laptop), lúc này laptop cũng được đưa vào trạng thái tương tư như Sleep nhưng năng lượng sẽ được ngắt hoàn toàn và khi mở máy lại sẽ cần thời gian hơn chế độ sleep nhưng ít hơn khi bạn shutdown máy.

GEARVN.COM - Hoặc hãy thử Hibernate khi thời gian sử dụng máy tính của bạn không nhiều

Khi nào nên bật máy tính liên tục?

Nhưng GamerGear đã đề cập ở trên thì trường hợp bật máy hoạt động liên tục vô cùng có hại nhưng trong một số trường hợp thì điều ấy là bất đắc dĩ.

Xem Thêm:   Top 5 game kinh dị không dành cho người yếu tim

Điển hình nếu máy tính của bạn đang đóng vai trò là máy chủ thì việc shutdown máy là vô cùng nguy hiểm đến toàn bộ hệ thống đang quản lý.

GEARVN.COM - Khi đóng vai trò là một máy chủ, tránh việc shutdown máy tính nhé

Thứ hai ta có thể nói đến một số tác vụ khác như Windows Update, quét virus, v.v. tắt máy bất ngờ sẽ gây ra xung độ trong từ đó khiến thiết bị của chúng ta phát sinh những lỗi ngoài ý muốn, vì vậy Windows cũng đã dành cho chúng ta một lời khuyên mỗi khi update “Don’t turn off your computer”.

GEARVN.COM - Tránh shutdown máy tính bất ngờ khi Windows đang update

Tổng kết

Tóm lại, việc shutdown máy tính và laptop hợp lý sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ, thời gian sử dụng cho thiết bị. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến tuổi thọ của những linh kiện trong case máy tính và laptop, nhớ vệ sinh máy tính và laptop định kì bạn nhé.

Hi vọng với bài viết trên đây từ GamerGear sẽ cung cấp cho bạn thêm những kiến thức về vấn đề shutdown máy tính thường xuyên từ đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo !!!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *